• CHĂM SÓC SAU SINH CHO MẸ & BÉ
  • Massage Bầu Đá Nóng 199k
  • slider1
  • slider 2

Tin tức & sự kiện

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH ĐẾN 6 THÁNG TUỔI

Tue, 20/08/2019 - 09:22

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH ĐẾN 6 THÁNG TUỔI 

Trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi cần phải chăm sóc một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Nếu đây là lần đầu làm mẹ thì bạn cần phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để chăm sóc cho bé yêu của mình nhé.

Lần đầu làm mẹ - Cảm xúc rất khó diễn tả. Bạn phát hiện ra có rất nhiều, rất nhiều thứ mà bạn phải quan tâm và học hỏi. Bên cạnh nhu cầu sắm sửa nhiều vật dụng mới, các bà mẹ, nhất là những người làm mẹ lần đầu còn có rất nhiều băn khoăn, lo lắng… Dưới đây là những lời khuyên ngắn gọn và hữu ích mà Mẹ & Em spa đúc kết được hi vọng sẽ giúp mẹ đỡ vất vả hơn trong năm đầu tiên có em bé

1. BÉ SƠ SINH THÍCH ĐƯỢC QUẤN TRONG CHĂN:

Trẻ sơ sinh vốn quen với sự bao bọc của tử cung và chưa kiểm soát được hoạt động của tay chân. Quấn chăn giúp bé bình tĩnh và kéo dài giấc ngủ của cả hai mẹ con. Thậm chí nhiều bé đến 6 tháng tuổi vẫn còn được quấn tã bông.

2.TẮM BÉ ĐÚNG CÁCH:

Quy trình tắm cho bé sơ sinh theo quy trình tại Mẹ & Em spa:

Bước 1 : Massage cho bé : Massage toàn thân với tinh dầu cao cấp , an toàn cho bé.

Bước 2 : Tắm và vệ sinh cơ thể cho bé . Vệ sinh các vùng mắt , mũi , tai , rốn, nách , bẹn và bộ phận sinh dục.

Bước 3 : Gội đầu cho bé.

Bước 4 : Mặc quần áo cho bé , bôi dầu tram giữ ấm cơ thể.

Bước 5 : Trò chuyện và tương tác với bé qua các câu chuyện.

Một số lưu ý khi tắm bé:

  • Khi pha nước nên cho nước lạnh vào trước rồi từ từ đổ nước nóng vào sau.
  • Chú ý bế bé cẩn thận vì trẻ rất trơn, dễ bị vuột khỏi tay bạn.
  • Tắm bé nơi kín gió.
  • Khi gội đầu cần cẩn thận tránh để xà phòng rơi vào mắt bé.
  • Chú ý vệ sinh kỹ bộ phận sinh dục.
  • Nếu có thể, các bà mẹ nên có 2 thau nước: 1 thau nước tắm với xà phòng, 1 thau nước sạch.
  • Vệ sinh thau sau khi tắm bé xong.   

3.NÊN CHO BÉ BÚ MẸ TRONG 6 THÁNG ĐẦU:

Khi cho bé bú mẹ, mẹ không chỉ nuôi dưỡng bé về mặt thể chất mà còn đem đến cho bé một nguồn an ủi lớn về tinh thần. Dòng sữa ngọt ngào và cả mùi vị thân quen của cơ thể người mẹ chính là liều thuốc an thần tuyệt hảo có thể xua tan mọi sự bất an ở bé. Tiếp cận với mẹ, mà cụ thể là bầu ngực mẹ, còn đem lại cho bé niềm tin đầu tiên vào thế giới an lành xung quanh.

 

Bé bú sữa mẹ 6 tháng đầu

Ngoài việc phòng ngừa bệnh viêm nhiễm đường ruột, sữa mẹ cũng giúp tránh tử vong do tiêu chảy cho trẻ tới 1-2 tuổi.. Ở trẻ bú mẹ một phần và ăn bổ sung, tỷ lệ tử vong do viêm phổi cũng thấp hơn trẻ nuôi nhân tạo.

4. BẾ, ẲM BÉ:

Nhiều mẹ thường bế bé theo kiểu vác vai để cho bé ợ hơi sau khi bú. Tuy nhiên, bạn không nên bế bé ở tư thế này quá lâu và nếu bế thì phải để cả thân bé áp vào ngực, vai người lớn càng nhiều càng tốt, tay luôn phải đỡ phần đầu, cổ. Như vậy sẽ giảm lực lên xương sống.

Khi bé được hơn 3 tháng tuổi bạn cũng có thể thay đổi, bế vác con theo phương thẳng đứng bằng cách cho con ngồi lên một cánh tay của người lớn, tay còn lại đỡ ngực, cổ, để bé áp sát hoàn toàn cơ thể vào người lớn. Nhưng cũng không nên bế quá thường xuyên và quá lâu nhé.

5.HÁT RU BÉ NGỦ:

Lời ru không chỉ giúp bé phát triển thính giác mà còn có tác dụng cân bằng hệ thần kinh của bé. Ngoài ra, khi hát ru bản thân người mẹ cũng cảm thấy được thư thái hơn.Bật một bài hát ru có giai điệu nhẹ nhàng mà con yêu thích như: một bài hát ru, 1 bản nhạc cổ điển,… Tuy nhiên, cần tránh để âm lượng quá lớn, nếu không mẹ sẽ khiến bé tỉnh táo mất.

6. NGỦ CHUNG VỚI BÉ:

Sự hiện diện của mẹ đem lại cho bé cảm giác an toàn trong giấc ngủ. Nhờ thế hơi thở của bé được bình ổn và đây chính là yếu tố giúp phòng ngừa hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ. Ngủ cùng nhau, bé còn có nhiều cơ hội để ti mẹ về đêm, đảm bảo được cung cấp lượng đường lacto đầy đủ và cân nặng sẽ tăng đều.

Lưu ý không ngủ với trẻ khi bố hoặc mẹ đang ở trong tình trạng sau:

– Nghiện rượu hoặc các chất kích thích

– Nghiện thuốc lá

– Quá mệt và thường xuyên ngủ sâu khó đánh thức dậy

– Đang bị ốm

– Béo phì.

8.THAY TẢ LÓT KỊP THỜI:

Khi bé tiểu tiện hay đại tiện, cần nhanh chóng rửa sạch, lau khô, thay đồ mới để bé sớm thoát khỏi cảm giác ướt át khó chịu.Viêm nhiễm, hăm tả, rôm sảy có thể “ghé thăm” bé ngay nếu mẹ để bỉm quá lâu, không thay cho bé trong một khoảng thời gian dài. Da trẻ rất nhạy cảm nên các mẹ nên sử dụng những loai tả có nguồn gốc rõ ràng và có thương hiệu uy tín trên thị trường để bảo vệ sức khỏe bé yêu nhé.

9.GIÚP BÉ Ợ HƠI:

Trẻ sơ sinh có xu hướng nuốt không khí trong khi đang bú, khiến các bé bị ợ thức ăn lên hoặc trở nên khó tính nếu không được ợ hơi thường xuyên vì bị đầy bụng. Hãy thử ba phương pháp giúp bé ợ hơi nói chung.

– Bé đứng em bé dựa vào cổ của bạn. Vỗ nhẹ vào lưng bé bằng bàn tay kia.

– Để em bé nằm sấp trên đùi của bạn và vỗ nhẹ tay vào lưng bé.

– Cho em bé ngồi trong lòng, đỡ ngực và đầu rồi vỗ vào lưng bé.

10.VỆ SINH DÂY RỐN CHO BÉ:

Thông thường, dây rốn của trẻ sẽ thay đổi màu sắc từ màu vàng nhạt sang màu nâu đen, khi khô sẽ tự rụng sau 2 tuần. Điều quan trọng nhất là mẹ cần chăm sóc và vệ sinh đúng cách để trẻ không bị nhiễm trùng.Nếu dây rốn chưa rụng, lại có dấu hiệu sưng đỏ, mưng mủ, mẹ nên nhanh chóng cho bé tới bệnh viện để kiểm tra.

Cảm ơn bạn đã đánh giá
0 Sao 0 Đánh giá

Đăng ký nhận tin